Các bạn có biết Cách Phân biệt topping cream và whipping cream đơn giản dễ hiểu nhất, để bạn biết nên dùng loại nào cho cốt bánh, còn loại nào để trang trí, cũng như mùi hương, độ ngọt và độ béo của chúng như thế nào. Trong bài viết này, Đỗ Minh Tâm sẽ phân biệt topping cream và whipping cream chi tiết nhất để các bạn tham khảo bên dưới nhé.
Phân biệt topping cream và whipping cream
Dựa trên kinh nghiệm và thói ham hố tự test lung tung của mình, thì mình tự phân biệt topping cream và whipping cream khá đơn giản, như vậy dễ phân biệt và biết dùng vào việc gì thì ok hơn, những bạn mới tập làm bánh thì tham khảo bên dưới nha:
- Whipping cream: Thường có dạng bột hoặc dạng lỏng, hàm lượng chất béo chiếm 38-40% và rất dễ hòa tan trong nhiều loại bột khác nhau, nên rất dễ làm bánh, thạch, pudding, bánh mousse… Và đặc biệt whipping cream không chứa đường, chỉ thuần chất béo.
- Topping cream: Mình thấy nó là lớp bọt cứng, thường dùng tạo hình và bắt kem trên bề mặt bánh hoặc đồ uống, kiểu kiểu trang trí cho đồ uống và bánh trông bắt mắt hơn, ngon miệng hơn. Loại topping cream này có sẵn độ ngọt tương đối, nên khi thêm đường cần cân nhắc kỹ lưỡng, ngoài ra độ béo của topping cream chỉ 10-15% nên chỉ yếu được dùng để trang trí là chính.
Để phân biệt whipping cream và topping cream kỹ hơn, mình sẽ chia thành 2 phần để nói về ưu điểm, nhược điểm của từng loại, qua đó chung ta sẽ so sánh chi tiết và rõ ràng hơn là nói chung chung như ở trên nhé.
Whipping cream là gì?
Whipping cream được chiết xuất từ sữa bò, thành ra nhiệt độ tan chảy của nó dễ dàng hơn rất nhiều so với topping cream. Một trong những đặc điểm mà mình thích của whipping cream đó là nó có mùi thơm tương tự như bột sữa nhưng nồng và đậm hơn, nên khi hòa vào bánh hoặc thạch sẽ giúp món ăn của chúng ta dậy mùi hơn, hấp dẫn người ăn hơn nha các bạn.
Sử dụng whipping cream như thế nào?
Bạn nào từng đọc bài cách làm khúc bạch của mình rồi chắc có biết, trong công thức khúc bạch mình có dùng whipping cream, kết hợp với phô mai để làm dậy hương của nó lên, giúp món thạch của chúng ta không những béo mà còn thơm ngon nữa.
- Trộn whipping cream vào pudding sẽ làm nó béo hơn, thơm hơn mà mặt bánh bên trong cũng láng hơn nữa.
- Làm thạch khúc bạch người ta cũng cho kem whipping cream hoặc bột whipping cream nữa nha các bạn.
- Bạn nào thích bánh mousse hoàn toàn có thể thêm whipping cream vào, sẽ ngon lắm luôn ấy.
- Ai làm cupcake cũng nên hòa chút whipping cream sẽ giúp món bánh thơm hơn khi vừa nướng xong nhé, thơm nứt mũi luôn ấy chứ không đùa đâu.
Mình thích trộn thêm phô mai với whipping cream, còn bạn nào sợ béo quá rồi thì chỉ cần dùng whipping cream là được nha, bản thân loại whipping cream nó đã thơm và có tới 40% độ béo rồi, nhưng do giá thành mắc nên bỏ ít và bù bằng phô mai vào ấy mà ahihi.
Điểm mạnh của whipping cream
Điểm cộng đầu tiên mà mình phát hiện của whipping cream đó là nó chỉ thuần độ béo, nếm không hề thấy độ ngọt, nên khi pha bất kì công thức nào, bạn chỉ cần chú ý lượng đường cát trắng mà mình thêm vào cho hợp khẩu vị của gia đình bạn là xong, không cần lo bị tổ chác lỡ tay cho nhiều quá làm món bánh ngọt gắt cổ nha, khá dễ nêm nếm luôn.
- Do không có đường trong whipping cream, nên khi nếm chỉ thấy độ béo và không ngọt, do đó rất dễ canh liều lượng và tăng giảm độ ngọt cho phù hợp với nhiều loại công thức khác nhau.
- Hàm lượng kem béo của whipping cream ít nhất gấp 3-4 lần so với topping cream.
- Hầu hết các loại whipping cream đều có hàm lượng từ 38-40%.
Bên cạnh đó, whipping cream dù là dạng bột hay dạng kem thì cực kì dễ hòa tan với bất kì nguyên phụ liệu nào, dù là dùng bột gelatin, bột rau câu, phô mai, sữa tươi, sữa đặc có đường thì loại nào cũng có thể hòa tan với whipping cream một cách dễ dàng, đun nóng chút xíu là tan nghen.
Nhược điểm của whipping cream
Nhưng cái gì cũng có khuyết điểm, và lần đầu mình mua kem whipping cream mình chẳng hề chú ý đền điều này, thành ra mới xài được có 200ml trên 1 lít thì nó hư mất bà nó, uổng gì đâu, đến giờ nghĩ lại mà vẫn tiếc hùi hụi luôn đó cả nhà ơi.
- Giá thành của whipping cream nguyên chất cao hơn ít nhất gấp 2 lần so với topping cream.
- Khó bảo quản, nên bạn nào định làm bánh hoặc thạch cho gia đình thì nhắm xài hết được 1 lít kem whipping cream trong 3 ngày thì hãy mua.
- Còn không bạn nên chuyển sang dùng bột whipping cream (có độ béo ít hơn 5%, nhưng đổi lại dùng được lâu, dễ bảo quản ở ngoài môi trường bình thường).
- Khi đã khui hộp kem whipping cream rồi, bạn buộc phải sử dụng trong vòng 3 ngày, nếu không nó sẽ hư và có mùi chua chua khá khó chịu.
Chính vì nguyên nhân đó mà từ lâu mình đã không còn dùng kem whipping cream nữa, mà chuyển thẳng về dùng bột whipping cream, vừa tiện, vừa dễ bảo quản mà độ thơm và béo của nó chẳng thua gì nhiều so với loại kem luôn.
Cách làm whipping cream từ sữa
Ham hố mà nên mình cũng tìm hiểu luôn cách làm whipping cream từ sữa luôn xem nó như thế nào, có dễ làm không, bạn nào siêng siêng thì có thể tham khảo thử công thức này nha, mình làm chơi cho vui xem nó có giảm giá thành được không ấy, mà thấy xài hàng có sẵn tiện hơn nên giờ mình xài bột whipping cream không à ahihi.
Chuẩn bị:
- 100g bơ lạt.
- 1 bịch sữa tươi không đường 220ml.
Thực hiện:
- Cho sữa tươi và bơ vào nồi trộn đều, bật lửa vừa.
- Vừa thấy bơ và sữa tan hết thì tắt bếp, đừng để nó sôi sùng sục nghen.
- Đổ hỗn hợp ra cái âu hoặc tô bự.
- Cắm máy đánh trứng vào đánh cho nó tan và sền sệt là ok.
- Bạn khống chế độ đặc loãng ở bước đánh máy này nhé.
- Mình thì thích dùng loãng và sệt, không thích dùng đặc.
- Còn bạn nào muốn bắt kem trang trí trên bề mặt bánh hoặc đồ uống thì nên đánh bông cứng lên nhé.
Với công thức và cách làm whipping cream từ sữa này sẽ cho hàm lượng béo đạt khoảng 20-30%, ít hơn loại bán đóng sẵn 10-20%, nhưng thơm hơn do chúng ta dùng bơ xịn và hàng mới mà, hàng chúng ta tự làm ăn mạnh miệng hơn rất nhiều vì không dùng chất bảo quản nghen.
Bảo quản whipping cream như thế nào
Nãy giờ mình có nói là whipping cream chia 2 loại là dạng kem và dạng bột đúng không. Nhưng thực chất loại kem còn chia ra kem sệt loãng và kem cứng để trang trí nữa nha các bạn.
- Whipping cream chỉ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, không bỏ vào ngăn đá nhé.
- Thời gian giữ được trung bình từ 5-7 ngày nha các bạn.
- Còn bạn nào đã khui ra rồi thì nhớ dùng hết trong vòng 3 ngày nhé.
- Dùng xong nhớ chùi sạch miệng hộp, và bọc nilong rồi đậy nắp lại, xong hãy đút vào ngăn mát tủ lạnh nghen.
Phía trên là những hiểu biết của mình cũng như để phân biệt topping cream và whipping cream, lúc đầu mình cũng lấn cấn vụ này, nhưng bạn có thể hiểu, whipping là để hòa trộn vào món bánh của chúng ta, giúp tăng hương vị, mùi thơm, độ béo, còn topping cream là để trang trí sẽ dễ hiểu hơn nghen.
Topping cream là gì?
Còn topping cream đặc hơn, ít bị tan chảy hơn, cứng và tạo hình đứng hơn rất nhiều so với whipping cream. Thực ra trong các thức uống như món socola đá xay hoặc trà xanh đá xay, mình cực kì thích bông kem được thêm vào ở phía trên, mình không biết ngoài tiệm dùng gì, chứ mình mà làm cho sấp nhỏ nhà mình là mình cho topping cream lên không à, ngọt nhẹ mà độ béo cũng vừa phải, không bị ngấy nên rất ngon luôn á.
Topping cream dùng làm gì?
Lúc đầu phân biệt topping cream và whipping cream mình khá phân vân, vì nhiều khi whipping cream mà đánh đủ độ sệt giúp bông cứng lên thì nó gần như cũng là 1 dạng topping cream rồi đó các bạn, nhưng dùng công thức để làm whipping cream mà xài cho topping cream thì hơi phí, vì giá thành cách làm whipping cao hơn gấp đôi nha.
- Trang trí cho bánh kem và đồ uống.
- Bắt bông trên bề mặt của bánh kem, nhìn trong ngon miệng hơn.
- Tạo lớp bọt cứng và tạo hình giúp thức uống của chúng ta trông chuyên nghiệp hơn.
Trong quá trình mày mò học làm bánh, thì mình thấy nên phân biệt whipping cream và topping cream ra sẽ giúp dễ dàng chia sẽ và dạy lại người thân bạn bè hơn. Thấy vậy chứ topping cream có độ ngọt nhẹ rồi, tuy không có mùi thơm nhưng độ béo cũng tương đối, ăn hoặc trộn với kem bên dưới sẽ không thấy ngán nha các bạn.
Điểm mạnh của topping cream là gì
Một trong những cách phân biệt topping cream và whipping cream khá hay đó là giá thành, do giá thành của topping cream khá rẻ, rẻ gấp đôi so với whipping cream, nên bạn bắt bông thấy hao phí vậy chứ nó cũng không đáng bao nhiêu, mà còn tạo cảm giác thức uống của mình trông nhiều hơn, ngon miệng hơn rất nhiều nha.
- Có độ đặc hơn whipping cream rất nhiều.
- Ít bị tan chảy hơn, còn whipping khá loãng, chỉ loại whipping cream đặc với so sánh tương đối được với topping cream.
- Có vị ngọt hơn do có lượng đường nhất định, nên lúc pha chế bạn nên tính toán thêm độ ngọt của topping cream để món bánh và thức uống của chúng ta vừa miệng không bị quá ngọt nhé.
- Topping cream ít béo hơn whipping cream gấp 3-4 lần nên các bạn yên tâm, nó sẽ không làm đồ uống của chúng ta quá ngấy làm phản cảm cho người dùng đâu.
- Dùng trong các món đá xay, kem tươi.
Bạn nên tận dụng lợi thế có thể bắt bông cứng và chịu nhiệt tốt của topping cream để trang trí cho những món bánh hoặc cốc nước của mình, nếu tận dụng khéo và kỹ năng bắt bông tốt, sẽ tạo cảm giác ngon miệng giúp người dùng muốn dùng và thưởng thức món của bạn hơn nhé.
Nhược điểm của topping cream
- Hàm lượng chất béo của topping cream chỉ tầm 10-15%.
- Nên bạn nào quá phụ thuộc topping cream mà không nêm nếm whipping cream vào thức uống sẽ làm món của bạn khá nhạt, không có độ béo vốn có của nó.
- Topping cream có vị ngọt và khó hòa tan nên không dùng để làm cốt bánh hoặc nước uống, chủ yếu chỉ dùng để trang trí.
- Do topping cream không có mùi thơm và hương vị, nên không kích thích được vị giác của người dùng như whipping cream.
Một trong những điểm lưu ý về nhược điểm của topping cream đó là nó có chứa độ ngọt nhất định, vì thế trong quá trình pha chế, bạn cần nêm nếm thử để tránh làm phần cốt bánh hoặc nước uống quá ngọt nhé.
Cách đánh kem tươi topping cream
Thiệt ra mình chỉ mua topping cream ở ngoài siêu thị về rồi test thôi, họ hướng dẫn phải tự đánh bông lên thì nó mới cứng được, chứ bạn mua loại đánh bông sẵn nó chiếm diện tích mà mắc lắm, còn bạn thực hiện theo cách này thì có cả âu kem tươi topping cream cho bạn bắt bông luôn, đã lắm.
Chuẩn bị:
- 1 hộp topping cream.
Thực hiện:
- Đổ topping cream vào cái âu.
- Đút vào ngăn mát tủ lạnh 15 phút.
- Rồi lấy ra lấy máy đánh trứng đánh ở tốc độ nhỏ trong 30 giây.
- Sau đó bạn tăng dần tốc độ lên cao nhất và giữ máy đánh vuông góc với cái âu.
- Nhớ là chỉ đánh theo 1 chiều thôi nhé các bạn.
- Đánh liên tục 3-5 phút cho kem cứng lại và bông lên là ok.
Độ cứng của kem topping cream thì khỏi bàn, nó cứng lâu dã man, dù mình đã cho lên bánh hoặc lên đồ uống 30 phút rồi mà nó cũng không bị xẹp xuống, đã lắm các bạn ạ. Mà độ ngọt của nó đã chuẩn chỉnh rồi, chúng ta chỉ việc cân đối với phần cốt bánh nữa là xong nha.
Bảo quản topping cream như thế nào
Một trong những điểm khác nhau giữa topping cream và whipping cream đó là ở cách bảo quản, gần như topping cream để lâu cũng chẳng sao, và còn bỏ được ngăn đá nữa, nên thời gian lưu trữ được rất lâu.
- Topping cream đút vào ngăn đá được để bảo quản.
- Thành ra 1 hộp topping cream giữ được trung bình từ 2 đến 3 tháng lận nha các bạn.
Thực ra mình cũng thấy lạ, tại sao whipping cream lại chỉ bảo quản ngăn mát tủ lạnh được, mà không bỏ ngăn đông được, thế là mình tự test thử, thế là món cốt bánh của mình dùng kem whipping cream rã đông ra, mới làm xong thì không sao, mà sau đó thì bánh nó không cứng được, cứ rã rã ra kì lắm nên từ đó mình chả bao giờ dám thử ngu ngu kiểu đó nữa.
Phía trên là tất cả kinh nghiệm phân biệt topping cream và whipping cream mà chính tay Bách hóa xe lam tự test, có thể nó không rõ ràng, và vẫn khá mơ hồ với những bạn mới. Nên tóm lại mình chốt như sau, topping cream để trang trí trên bề mặt bánh và thức uống, còn whipping cream để trộn và làm ra phần cốt bánh nha các bạn.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẽ kế tiếp!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: