Cách làm trân châu dừa có một không hai, đồng thời có cả cảm giác dai dai lẫn dòn dòn sực sực cực kì ngon, tuy béo nhưng ăn nhiều không bị ngấy, ngược lại, càng ăn càng nghiền luôn là đằng khác các bạn ạ. Cùng Bách Hóa Xe Lam tìm hiểu cách làm trân châu dừa dai dai béo béo ăn vào dòn dòn sực sực ngay bên dưới nha.
Nội Dung Bài Viết
Trân châu dừa là gì?
Trân châu dừa hay còn gọi trân châu nhân dừa là một loại hay bắt gặp ở những quán trà sữa vỉa hè, với lớp nhân ngoài mềm mịn và dai dai, đi kèm với nhân bên trong là cùi dừa hẳn hoi, ăn vào sẽ có cảm giác sực sực dòn dòn beo béo rất đã miệng rất ngon luôn đấy các bạn.
Khác với trân châu dai hoặc trân châu dòn truyền thống, những loại này bạn chỉ có thể lựa chọn 1 trong 2, chứ bỏ cùng lúc cả trân châu dai lẫn dòn vào ly trà sữa sẽ tạo cảm giác lấn cấn miệng rất khó chịu. Còn trân châu nhân dừa là sự kết hợp cả dai lẫn dòn rất hoàn hảo, nên mình khuyến nghị bạn nên thử nha, ngon lắm luôn ấy, đảm bảo nghiền luôn.
Lựa chọn dừa nào để làm trân châu?
Thường thì để làm trân châu dừa chúng tôi khuyên bạn nên chọn loại dừa có cùi dày và độ tuổi vừa phải, khi chúng ta làm nhân dừa bên trong trân châu sẽ giúp cho khi nhai sẽ sần sựt cực ngon luôn á. Mình có thử dùng dừa non thì cho ra thành qua fail luôn cả nồi trân châu dành cả tiếng đồng hồ của mình luôn.
Nên bạn lưu ý này nha đặc biệc nếu được bạn nên dùng dừa sáp luôn để làm phần nước trôn với bột để làm trân châu cực cực ngon luôn đó, mình đạ thử tất cả loại dừa để làm trân châu rồi nè.
- Chọn dừa cùi dày độ tuổi trung bình.
- Có thể dùng dừa sáp trộn với bột để làm vỏ trân châu.
- Không chọn dừa non vì rất là bở.
Cách làm trân châu nhân dừa
Hehe, cách làm trân châu nhân dừa này ngon đáo để cả nhà ạ, lớp vỏ bên ngoài mềm mịn, dai dai, nhân bên trong thì có cùi dừa dòn dòn ăn bá cháy bồ chét luôn, bạn nào đã quá ngán trân châu truyền thống thì sắn tay áo lên nào, lao vào bếp thử món này liền nha, đảm bảo ngon xỉu. Với cách làm trân châu nhân dừa này thì khá giống với những cách làm trân châu khác chỉ khác ở phần nhân thôi.
Chuẩn bị:
- 100g cùi dừa già.
- 200g bột năng.
- 30g đường cát trắng.
- 100ml nước sôi.
Sơ chế cùi dừa:
- Cùi dừa già về rửa sạch.
- Rồi thái thành hạt lưu to cỡ 1/3 đốt ngón tay út là chuẩn.
Trộn bột năng:
- Bột năng bạn cho vào tô bự, hòa đường cát vào trộn cho đều.
- Rót từ từ nước sôi vào và lấy muỗng đảo đều.
- Đến khi nước bớt nóng thì lấy tay trộn đều cho đến khi mịn không rơi bột nữa là ok.
Làm nhân cùi dừa:
- Giờ bạn chia bột năng thành từng miếng dẹt rồi bọc cùi dừa cắt hạt lựu bên trong.
- Xong bạn vo tròn lại cho đều đẹp là ok, tiếp tục làm với hết đống cùi dừa nhé.
Luộc trân châu:
- Bắt nồi 500ml nước lên bếp, bật lửa to.
- Khi nước sôi thì thì giảm lửa vừa, cho trân châu vào luộc.
- Khoảng 15 phút sau sẽ thấy lớp vỏ trân châu bên ngoài biến thành trong suốt, lộ ra cùi dừa trắng đều ở bên trong, giờ tắt bếp là được rồi.
- Lược trân châu qua cái rây, rồi cho vào tô nước đá lạnh.
- Ngâm 10 phút là vớt ra trộn 50-80gr đường cát trắng là ăn được rồi đó cả nhà nha.
Cách làm trân châu dừa này ngon lắm, mà làm hơi cực và tốn công thành ra chỉ làm đủ cho gia đình ăn thôi, ra được 6 ly trà sữa trân châu dừa ngon gì đâu luôn ấy, trân châu vỏ ngoài dai dai, bên trong ngọt ngọt dòn dòn đã lắm mẹ ơi.
Mình ăn không hết thì bỏ vào hộp, đậy nắp lại cho vào ngăn mát tủ lạnh, nhưng nhớ nha, bỏ vào kiểu này thì khi lấy ra dùng phải cho vào lò vi sóng 1 phút với nhiệt độ cao rồi hãy dùng nhé, chứ không bột năng nó sượn và sống lại đó (mà lời khuyên là nên ăn hết luôn, chứ bỏ tủ lạnh là không ngon rồi).
Bảo quản trân châu dừa sau khi nấu
Bạn nào nhắm làm ra mẻ trân châu dừa nhiều quá ăn không hết, thì bạn nên chia làm 2 phần, 1 phần thì để trộn đường ăn liền, còn 1 phần thì cho vào hộp đậy kín, rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, đút vào ngăn mát tủ lạnh.
Mình test thì thấy giữ được 1 ngày là đảm bảo độ ngon, độ dai, độ bùi béo ít hao hụt nhất, còn để tủ lạnh càng lâu (tối đa 4 ngày), thì chất lượng sẽ giảm dần. Nhưng sau khi lấy trân châu nhân dừa từ tủ lạnh ra, bạn nên bỏ vào lò vi sóng hâm lại 1-2 phút với nhiệt độ cao để bột năng không bị sượn và cứng nhé.
Ngoài ra nếu ngay từ bước nặn xong trân châu nhân dừa, bạn thấy ăn không hết, bạn có thể khoan luộc, cho vào hộp rồi đút vào ngăn mát tủ lạnh, như vậy sẽ giúp bảo quản được lên đến 3-4 tháng luôn đó, mỗi lần dùng thì bạn chỉ cần chịu khó luộc lại 15 phút rồi ngâm nước đá lạnh, xong rồi trộn với đường là dùng được luôn, đảm bảo ngon số dách luôn.
Lưu ý khi làm trân châu dừa
Dưới đây là một số lưu ý khi làm trân châu dừa mà Bách hóa xe lam tự trải nghiệm được, mong rằng các bạn mới tập làm sẽ không phạm vào những sai lầm cơ bản giống mình:
- Dùng bột năng làm bột áo bên ngoài cùi dừa, tốt nhất bạn nên mua gấp đôi lượng cùi dừa, để đảm bảo đủ bột để dùng và vo nước.
- Nếu bột năng hư thì bạn cũng có bột dự phòng bỏ vào thêm để nhào bột khi lỡ cho nước nhiều quá, như vậy chữa cháy rất ok đó, dư thì bạn làm trân châu trắng dai dai thôi.
- Cùi dừa bạn nên rửa sạch và lựa cùi dừa già và dầy, như vậy khi nấu trân châu nhân dừa sẽ có độ dai và béo cực ngon.
- Nên cắt cùi dừa đều thành hạt lựu đồng đều nhau, để trân châu dừa thành phẩm to đồng đều cỡ 1/2 đốt ngón tay út sẽ tạo cảm giác ngon hơn, dễ cắn hơn, độ dày của cùi dừa cũng vừa phải sẽ ok hơn khi thưởng thức.
Phía trên là tất cả kinh nghiệm và cách làm trân châu dừa mà mình đã tự test cũng như trải nghiệm, thực sự thì món này bù đắp hoàn toàn khuyết điểm của trân châu chỉ được chọn lựa trân châu dai dai hoặc trân châu dòn. Bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm cảm giác vỏ ngoài mềm dai, cùi dừa bên trong beo béo dòn rụm trong miệng, cảm giác thật sự muốn chảy nước dãi luôn ấy các bạn, hãy thử trải nghiệm nghen, ngon lắm luôn á.
Bạn có thể tìm hiểu thêm:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: